Our Blog

Những điều kiêng kị đối với hải sản

Đà Nẵng nổi tiếng với hải sản vừa tươi vừa ngon, bạn có thể thưởng thức hải sản ở rất nhiều nơi từ các nha hang hai san tai da nang đến các quán hải sản ven biển, các quán nhậu hoặc cũng có thể đến các chợ hải sản để mua về tự chế biến. Hải sản là món mà được rất nhiều người mê, tuy nhiên có một số điều kiêng kị mà chắc chắn nhiều người chưa biết khi ăn hải sản.


1. Hải sản phải được nấu chín
Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không nấu chín hải sản vì vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết lũ vi khuẩn được. Ngoài vi khuẩn thì trong hải sản còn có nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến để lại. Cần đun trong nước sôi trong khoảng thời gian 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt vi khuẩn. Để đảm bảo an toàn thì khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống. 

2. Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng tương đối nhiều 
Những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Lưu ý là các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu, có một số hải sản thường có những phản ứng mẫn cảm không phải do chính hải sản mà là do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra. 

3. Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản
Đây là điều mà chắc cũng nhiều người mắc phải, thông thường sau bữa ăn người ta thường ăn hoa quả tráng miệng, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất đừng vội ăn các loại hoa quả. Điều này sẽ cho những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu như ăn  các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà. Hơn nữa, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa và sẽ dẫn đến kích thích hệ tiêu hóa, xuất hiện trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Khoảng thời gian tốt nhất nên ăn hoa quả đó là sau khi bạn ăn hải sản khoảng 2 tiếng.

4. Ăn hải sản không nên uống bia 
Chắc chắn đây là điều mà tất cả các quý ông đều gặp phải. Và cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây nên bệnh gout cao khi ăn hải sản và uống nhiều bia. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, nếu chúng ta uống bia vào sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. Một điều bạn pải lưu ý là các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. Vì vậy trong lúc chế biến hải sản cần lưu ý cho thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, việc này sẽ giúp sát khuẩn và tiêu độc. 

5. Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi 
Đây cũng là điều mà có một số người mắc phải, sau bữa ăn người ta thường uống nước trà để súc miệng. Tuy nhiên một điều không tốt là trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất là sau khi ăn hải sản khoảng 2 tiếng thì bạn có thể uống trà.

6. Tôm đông lạnh không nên hấp hoặc luộc 
Chắc chắn nhiều bà nội trợ không phải ai cũng biết điều này. Bất kỳ loại hải sản nào chỉ được hấp khi còn tươi nguyên. Vì hải sản chứa nhiều vi khuẩn, khả năng phân giải protein tương đối nhanh. Nếu bạn để các loại hải sản trong tủ lạnh, vi khuẩn của tôm càng tăng lên, protein cũng biến chất, vì thế không nên hấp hoặc luộc, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là tôm đông lạnh bạn chỉ nên chiến nấu ở nhiệt độ cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam Designed by Templateism | MyBloggerLab Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của richcano. Được tạo bởi Blogger.